Trung tuần tháng 10 vừa qua, tôi và blosg NGUỒN SÁNG thực hiện một chuyến đi sáng tác tại Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Giang. Đây là một chuyến đi sáng tác lần đầi tiên tương đối mạo hiểm bằng đường xe máy, dài ngày trên vùng cao.
4h sáng 15/10, hai chúng tôi bắt đầu khởi hành từ thành phố Uông Bí – Quảng Ninh. Theo Quốc lộ 18A, qua Phả Lại đến địa bàn tỉnh Bắc Ninh rẽ vào Quốc lộ 1A “mát ga mát số” trên 10 km, chúng tôi rẽ phải vào Quốc lộ 37 thuộc địa bàn huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang thì trời cũng bắt đầu tảng sáng. Nghỉ ở phố Thắng ăn sáng xong, chúng tôi lại tiếp tục hành trình đến 9 giờ sáng đến huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và vào vùng đồi chè Tân Cương chụp ảnh rồi nghỉ trưa ngay tại nương chè bát ngát. 14h cùng ngày con NGỰA SẮT” lại cần mẫn cõng chúng tôi vừa đi vừa chụp ảnh đến gần 17h mới tới Tuyên Quang trước sự đón tiếp nồng hậu của Blosg TÔM HANK và MÙA HOA DẺ.
5giờ sáng ngày 16/10, lại lên đường theo Quốc lộ 2, đến địa bàn huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang trời bỗng đổ mưa rào, trời se lạnh, cảnh đẹp vùng cao bắt đầu hiện dần với những nương chè, nương lúa chín vàng, hương lúa và hương rừng hòa quện ngan ngát. Đến trưa chúng tôi đến thành phố Hà Giang chạy dọc theo ngọn nguồn con Sông Lô chảy cuồn cuồn đỏ ngàu phù sa. Nghỉ lại thành phố tương đối tĩnh mịch, không ồn ã bụi bặm như dưới xuôi. Sáng hôm sau 17/10, chúng tôi lại liếp tục hành trình lên cao nguyên đá Đồng Văn. Qua khỏi thành phố Hà Giang đường đèo bắt đầu quanh co gấp khúc, rất nhiều cua tay áo, bản làng người Dao, người Mông…. thấp thoáng trong sương sớm dày đặc. Xe chạy lên gần cổng trời huyện Quản Bạ con NGỪA SẮT trao đảo ỳ ạch thì ra bánh trước bị nổ lốp, thế là tôi đành để nghệ sĩ Ngọc Huấn lại dọc đường rồi đổ đèo khoảng 5 km mới tới hiệu sửa xe.
Lên đến Cổng trời nhìn xuống huyện Quản Bạ, hai trái núi đôi trông như hai bầu vú đàn bà thời xuân sắc hừng hực, rực lửa. Phong cảnh thật đẹp nhưng tiếc cho chúng tôi trời vẫn mù trong mưa bay nên không thể lột tả hết sắc đẹp phong trần của “sơn nữ”.
Qua huyện Yên Minh đường đèo ngày càng quanh co uốn khúc trên triền núi đá chênh vênh, ấy vậy mà những tay lái người dân tộc Mông vẫn nuột nà vừa chạy vù vù, vừa nghe điện thoại trên đèo. Chúng tôi ngợp trong cảnh sắc của cao nguyên đá Đồng Văn đẹp đến mê hồn. Núi đá nhọn hoắt, lởm chởm, mây bay hững hờ ngay dưới chân, nhìn xuống chân đèo mà chóng mặt. Những nương lúa, nương ngô chín vàng mới thấy sự VĨ ĐẠI của đồng bào ta hàng ngàn đời nay vẫn kiên cường bám trụ CÀY TRÊN ĐÁ. Từng đoàn thiếu nữ Mông với váy áo sặc sỡ gùi cả “nương lúa, nương ngô” về phiên chợ. Thật cảm động, trong suốt chặng đường trên Cao Nguyên đá, hai chúng tôi luôn nhận được điện thoại của blogs NGƯỜI CON CỦA NÚI HÀ GIANG, TÔM, GIÁNG HƯƠNG, BẠCH DƯƠNG, CDD54, KĐ... động viên vượt ngàn gian khó!
Đi qua phố Cáo, rồi vào thăm Phố Bảng cổ kính của người Hán với những ngôi nhà tường trình đất, mái âm dương. Ngô một cây lương thực chủ đạo của đồng bào vẫn treo trên hiên nhà vàng óng như một bức tranh cổ. Chiều tối chúng tối đến thị trấn đồng văn và quyết định không nghỉ lại mà tiếp tục vượt 26 km đường đèo để lên thăm cột cờ Lũng Cú. Gần đến xã Lũng Cú trời tối om lại đổ mưa và nổi gió bấc, chúng tôi lần mò mãi mới tìm được ủy ban xã “xin cầu cứu” một chỗ nghỉ qua đêm. Ăn tối trong gia đình một người Mông nói tiếng Kinh rất thạo, anh ta năm nay mới ngoài bốn mươi nhưng đã có 5 đứa con trong đó có hai cô gái học xong đại học. Mùi khói bếp hòa quện với mùi rượu ngô nồng ấm xua tan những mệt nhọc trên suốt cuộc hành trình.
Sáng ngày 18/10, trời đổ gió mùa đông bắc nhưng chúng tôi vẫn xin phép Bộ đội Biên phòng để chạy xe máy lên lưng chừng đỉnh Lũ Cú để tiếp tục leo lên Cột cờ. Cột cờ Lũng Cú được có từ thời Nhà Lý được dựng bằng cây gỗ sa mộc và được xây dựng lại từ thời pháp thuộc năm 1887, đến năm 2002 được xây dựng lại bằng cột sắt. Đầu năm 2009 được khởi công xây dựng lại hoàn chỉnh mô phỏng như Cột cờ Hà Nội và khánh thành vào tháng 9 năm 2009 . Lá cờ Tổ Quốc có diện tích 54m2 thể hiện cho 54 dân tộc anh em. Leo lên đến cột cờ, gió bấc thổi lồng lộng, lá cờ đỏ sao vàng bay phần phật hiên ngang giữa trời đất biên cương. Bao quanh Đỉnh Lũng Cú là những ruộc bậc thang đã gặt xong còn trơ gốc rạ, thấp thoáng bản làng đang tỏa khói lam chiều. Nhìn sang phương bắc là Trung Quốc dãy núi mờ xa mới thấy chủ quyền của đất nước sao mà thiêng liêng quá! Trải bao giông tố, bao máu xương của bao thế hệ đã đổ xuống nơi biên cương để gìn giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ Quốc!
(còn tiếp)
(còn tiếp)
Hà Giang

Chè Tân Cương

Nương chè!

Núi đôi Quản Bạ trong sương!

Nguồn Sáng trên đèo!

Đường đèo lên Cao Nguyên đá!

Tác giả dừng chân trên Cao Nguyên đá!
TRÊN TỪNG CÂY SỐ - 1750 KM
Phóng sự ảnh: Dương Phương Đại
Phóng sự ảnh: Dương Phương Đại
Thưa các bạn, như phần I của phóng sự ảnh Trên Từng Cây Số - 1750 km chúng tôi đã giới thiệu, do chuẩn bị cho ngày thơ Dương Phượng Toại - Cánh Đồng và Ngọn Lửa” cho nên giờ tôi mới có dịp giới thiệu tiếp phần II mời các bạn đón xem:
Từ trên Cột cờ Lũ Cú đến 9h ngày 18 tháng 10, chúng tôi bắt đầu đổ đèo xuôi về thành phố Hà Giang để tiếp tục đi thực tế tại các huyện Bắc Quang, Hoàng Su Phì và Xín Mần. Tạt qua dinh thự Nhà thờ Họ Vương một di tích của Vua Mèo. Nhà thờ họ Vương nằm giữa một thung lũng bản Sà Phìn. Đi qua chợ Sà Phìn là bước lên những bậc tam cấp để vào dinh thự Họ Vương. Nơi đấy, hai cha con Vương Chính Đức và Vương Chí Sình đã từng xưng hùng xưng bá, thao túng toàn bộ khu vực cực bắc, đông tây bắc một thời mà các thế lực thuộc pháp và Tưởng Giới Thạch cũng không làm gì nổi vì chỉ có Họ Vương mới quy phục được người dân ở khu vực này. Thế nhưng đến năm 1945, Vương Chí Sình đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh cảm hóa và là đại biểu Quốc hội khóa I và khóa II. Vương Chí SÌnh mất năm 1962 tại Hà Nội, linh cữu được đưa về Hà Giang táng tại Phó Bảng và được cải táng đưa về khu di tích Họ Vương bây giờ.
Tạm biệt Đồng Văn, gần 18h cùng ngày chúng tôi mới tới thành phố Hà Giang rồi theo Quốc lộ 2 chạy một mạch đến 20h tới ngã ba thị trấn Tân Quang thuộc huyện Bắc Quang nơi dẫn vào hai huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần.
Sáng ngày 19 tháng 10 chúng tôi đi Hoàng Su Phì và Xín Mần với chặng đường trên 100 km đường đèo. Tuy nhiên đường đến Hoàng Su Phì có phần bớt quanh co nguy hiểm hơn so với đường lên Đồng Văn – Cao Nguyên Đá. Qua huyện Bắc Quang đến Nậm Ty chúng tôi bắt đầu ngợp trong cảnh sắc của ruộng bậc thang chập chùng cheo leo trên sườn núi. Đến Hoàng Su Phì giữa trưa, trời rực nắng. Thị Trấn nằm lọt thỏm trong một thung lũng yên tĩnh. RUộng bậc Hoàng Su Phì mới được công nhận là Di Sản Quốc Gia, đồng bào đã và đang vào vụ thu hoạch lúa mùa. Gọi là lúa mùa chứ thực ra ở đây đa phần chỉ canh tác có một vụ lúa, còn lại trồng ngô, trồng Tam Giác Mạch. Hoàng Su Phì có ba xã xó ruộng bậc thang đẹp nhất là: Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty và Thông Nguyên, được hình thành cách đây hàng trăm năm do cộng đồng các dân tộc La Chí, Dao, Nùng tạo nên bằng chính bàn tay lao động cần cù và sáng tạo của mình. Mỗi thửa ruộng bậc thang ở đây không chỉ là mồ hôi đổ xuống của đồng bào mà còn là những tác phẩm nghệ thuật thật kỳ công.
Hai ngày ở Hoàng Su Phì, trưa ngày 20/10, chúng tôi bắt đầu hành quân sang Xí Mần với chặng đường đèo trên 40 km. Xín Mần có thị Trấn Cốc Pài và các xã: Nàn Xỉn, Xín Mần, Bản Díu, Chí Cà, Thèn Phàng, Trung Thịnh, Pà Vầy Sủ, Ngán Chiên, Cốc Rế, Tả Nhìu, Thu Tà, Nàn Ma, Bản Ngò, Chế Là, Quảng Nguyên, Nấm Dẩn, Nà Chìvà Khuôn Lùng.
Buổi chiều hai chúng tôi đến thị trấn Cốc Pài khi nắng chiều như dát vàng trên những nương lúa, nương ngô đang chờ thu hoạch. Xí mần cũng có ruông bậc thang rất đẹp và mộng mơ trong sương chiều lơ lửng bay. Vợ chồng NCCN đón tiếp chúng tôi rất bình dị, đầm ấm, cởi mở. Buổi tối hôm đó, trong bữa cơm thân mật với những món ăn của người vùng cao, ăn nhiệt tình, uống nhiệt tình và chúng tôi đã say nồng nàn trong men rượu và tình cảm chân thành.
Trong hai ngày ở Xín Mần, hai vợ chông NCCN cùng thay nhau dẫn chúng tôi đi thăm và sáng tác nhiều xã trong huyện. Chủ nhật đúng phiên chợ, cả thị trấn Cốc Pài ngợp trong sắc màu sặc sỡ của đồng bào các dân tộc, nhất là người Mông, người Nùng…Bà con xuống chợ không chỉ đem bán con lợn, con gà cắp nách mà còn là giao lưu về văn hóa, tình cảm và cả văn hóa ẩm thực nữa…CHợ phiên Xín Mần cũng rất phong phú đa dạng như Vải vóc, ra quả và cả khu vực chuyên bán gia xúc gia cầm thôi thì đủ loại như Trâu, bò, lợn gà và cả chim cảnh…Chợ họp trong chợ và kéo dài trên đường phố tới vài ba cây số. Trai gái Mông Hoa, Nùng… sặc sỡ sắc màu, tha hồ khoe mẽ trong chợ phiên.
Buổi trưa CHủ nhật (22/10) sau bữa cơm trưa, chúng tôi bắt đầu chia tay gia đình vợ chồng NCCN, tạm biệt Xín Mần, tạm biệt Hà Giang trong bịn rịn…! ngọc Minh không quên gởi về xuôi chè santuyết đậm đã ngan ngát hương..! Chúng tôi bắt đầu đổ đèo trên 150 km đến tối mới đến Tuyên Quang. Sáng hôm sau gặp Tôm chia tay, rồi hành trình về xuôi sau một chuyến đi đáng để đời, gặt hái với bao thú vị một vùng cao Hà Giang ngây ngất trong cảnh đẹp, sương mờ, đèo cao và men rượu…!
CÔ GIÁO TÀY TRÊN CAO NGUYÊN ĐÁ
Tặng NCCN – NGỌC MINH
Cô giáo Tày ở Hà Giang,
Miền Cao Nguyên Đá trên ngang chừng trời
Rằng quê có núi có đồi,
Có hương chè tuyết thơm lơi lòng người.
Tây Côn Lĩnh cao vợi vời,
Hiên ngang, lừng lững giữa trời biên cương.
Ruộng thang mây ngan ngát hương
Có em Dao Đỏ vấn vương tơ tình.
Thức dậy trước lúc bình minh
Đấy là cô giáo quê mình sắt son.
Ngày ngày khắp suối cùng non
Đi gieo cái chữ không mòn gót chân.
Trong thôn, ngoài bản xa gần
Ôi "Nghiệp trồng người" đã ngần mươi năm!
Tình yêu rút ruột tơ tằm
Mở ra trang sách trăng rằm bản quê
Bây giờ noọng lại đam mê
Với nghề văn hóa đem về văn minh
Vùng cao nguyên đá thanh bình
Không lời nói bậy linh tinh giữa đàng.
Giữ cho ấm áp non ngàn
Dù thương dù ghét ta mang vào rừng
Tình quê muối mặn cay gừng
Trao nhau chén rượu xin đừng bỏ nhau
Vùng cao đa sắc muôn màu
Hoa văn gom nhặt làm giầu nét xưa
Quê ta ngày hội cầu mùa
Ngát hương đào tuyết, bỏ bùa sắc xuân
Mèn mén, thắng cố, rượu cần,
Ai say ngây ngất với vần thơ em!
Dương Phượng Đại
Chiều vùng cao
Alo ...em đang đi chợ phiên!
Tuổi thơ
Đường kim mũi chỉ
Mùa hoa Tam Giác Mạch
Góc ẩm thực chợ phiên
EM gái sang thăm anh trai BL , ngày mới làm việc vui vẻ thành công nhiều may mắn nhé !
Trả lờiXóaAnh cảm ơn em gái nhiều lắm! Việc đăng bài bên này còn bỡ ngỡ, anh còn phải tìn hiểu nhiều nữa đã
Xóachúc em vui khỏe, bình an!
Xóa
Tân gia nhà mới đi anh trai BL ơi ! EM gái xé TEMMM xong đất nhà mới cho anh trai nè . Chúc anh trai BL " Mã đáo thành công , gặt hái được nhiều khoản khắc đẹp nhé !
Trả lờiXóaSang bên này yên tâm phải không anh, Trang này hình ảnh cũng rất nổi bật. Em chúc mừng anh! Khi nào lên Alo cho em nhé, em bảo cháu đến đón anh đi thăm Hà Giang
Trả lờiXóaHy vọng sẽ đầm ấm, bền lâu hơn! Chúc em luôn mạnh khỏe, trẻ đẹp và bình an, có nhiều tác phẩm VHNT giàu ý tưởng!
XóaChào Phượng Đại. Chúc mừng ngôi nhà mới của PĐ nhé .
Trả lờiXóaEm cũng chúc bác luôn mạnh khỏe và bình an HP nhé!
XóaCấm cửa cũng vào được nè . Ghé thăm anh trai , luôn mạnh khỏe vui và hạnh phúc nhé TK
Trả lờiXóaVậy mới giỏi, mới là Giang Hương...!
XóaChào Anh Phương Đại
Trả lờiXóaghé thăm Add blog mới của Anh
chúc Anh có một mùa giáng sinh An Lành Hạnh Phúc
Chào em! Anh cũng chúc em luôn mạnh khỏe, xinh đẹp, bình an và HP! Hy vọng sang bên này sẽ đông vui và đầm ấm lâu bền hơn!
Trả lờiXóaChúc PĐ giáng sinh an lành, vui vẻ và luôn tìm thấy niềm vui trong sáng tác nhé. Thật vui mình lại gặp nhau trên blog mới rồi bạn nhỉ !
Trả lờiXóaChào ngày mới tuần mới ! CHúc anh trai BL một mùa Giáng SInh thật an lành ấm áp nhé !
Trả lờiXóaMột chuyến đi vất vả nhưng chắc chắn là nhiều ý nghĩa và tăng thêm lòng tự tin PĐ nhỉ !
Trả lờiXóaChúc bạn và gia đình đêm nay đón Giáng sinh thật vui nhé !
Chúc mừng bác có tác phẩm đạt giải tại Cần Thơ!
Trả lờiXóaLam sao viet duoc blog ha Dai oi
Trả lờiXóaXin chào Bác DPD thế là lại gặp nhau rồi.Chuyến đi ghê đấy, may mà nổ lôp không việc gì hà hà
Trả lờiXóaHình ảnh của bạn đẹp quá! Rất ngưỡng mộ.
Trả lờiXóa